Sau 3 trận đấu, U23 Saudi Arabia nhận tổng cộng 5 thẻ vàng (thẻ còn lại thuộc về Meshal trận gặp Tajikistan). Trong khi đó, với U23 Việt Nam, Nhâm Mạnh Dũng là cái tên duy nhất phải nhận thẻ vàng.
Dù không có lực lượng mạnh nhất nhưng Saudi Arabia được đánh giá cao hơn nhiều so với U23 Việt Nam. Đoàn quân của HLV Saad Alshehri không chỉ có hàng công mạnh (ghi 7 bàn), mà còn là đội duy nhất ở giải đấu năm nay giữ sạch lưới ở vòng bảng.
“Tôi chưa xem U23 Việt Nam thi đấu, nhưng họ vượt qua vòng bảng nên cũng đáng gờm. Chúng tôi còn thời gian và sẽ phân tích kỹ đội bóng này",HLV Saad Alshehri đánh giá về trận đấu sắp tới với đội bóng của HLV Gong Oh Kyun.
Trận đấu giữa U23 Saudi Arabia vs U23 Việt Nam diễn ra vào lúc 23h00 ngày 12/6 tới.
Đại Nam
" alt=""/>Saudi Arabia tổn thất lớn trước trận gặp U23 Việt NamTổng cộng có 55 đoàn với gần 300 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư dự giải.
Tại nội dung dành cho các VĐV chuyên nghiệp, có 16 VĐV đẳng cấp cao, trong đó có tay vợt Nguyễn Anh Tú (Hà Nội, HCB đồng đội nam SEA Games 28; vô địch đôi nam, HCB đồng đội nam Giải vô địch bóng bàn toàn quốc 2015- Báo Nhân Dân; HCB đồng đội nam, HCB đơn nam Giải vô địch bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2015), Lê Tiến Đạt (HCB đồng đội nam SEA Games 28; HCV đồng đội nam Giải vô địch bóng bàn toàn quốc 2015- Báo Nhân Dân và Giải vô địch bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2015 ...
![]() |
BTC tổ chức buổi họp báo chiều 17/11 |
Giải hội tụ các tay vợt hay nhất trong làng bóng bàn phong trào Thủ đô cũng như cả nước như Đặng Trần Phú, Hoàng Quốc Việt, Vũ Đình Thắng, Phạm Khánh Hưng, Trần Ngọc Minh, Trần Anh Tuấn, Khổng Minh Hà, Lê Thanh Phong; các cựu VĐV đội tuyển quốc gia như Hà Minh Tuấn, Bùi Xuân Hà. Các CLB của Thanh Hóa, Cao Bằng, Nam Định, Nghệ An, Yên Bái, Hội nhà báo Hưng Yên… cũng đã đăng ký dự Giải. Đáng chú ý, giải cũng lần đầu tiên có sự tham dự của một CLB từ TP Hồ Chí Minh là Vườn Thảo Điền, qua đó đã cho thấy sức lan tỏa của Giải.
Ngoài nội dung đơn nam chuyên nghiệp, Giải năm nay có 10 nội dung dành cho các VĐV phong trào.
Tổng giá trị giải thưởng của giải trên 120 triệu đồng, trong đó giải thưởng ở nội dung đơn nam chuyên nghiệp là 10 triệu đồng - giải nhất, 8 triệu đồng - giải nhì, 5 triệu đồng - đồng giải ba .
P.V" alt=""/>Giải bóng bàn tranh Cúp báo Hànộimới mở rộngTheo ông Long, tính đến hết quý II/2023, mới chỉ di dời được 657/6.500 căn nhà với 1 dự án đã hoàn thành. 7 dự án dự kiến di dời trước tháng 4/2025, trọng tâm là dự án rạch Xuyên Tâm (di dời 2.134 căn nhà) và dự án Bờ Bắc kênh Đôi (1.017 căn nhà).
Dự kiến đến hết năm 2025, TP.HCM sẽ bồi thường, di dời được 4.250/6.500 căn, chiếm tỷ lệ 65% chỉ tiêu đề ra.
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết có hai vướng mắc chính khiến cho tiến độ di dời nhà trên và ven kênh, rạch vẫn còn chậm.
Thứ nhất, các dự án di dời nhà trên và ven kênh, rạch kết hợp giải quyết thoát nước chống ngập được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư. Tuy nhiên, so với các dự án hạ tầng, công ích khác thì lại không được chọn là dự án cấp bách, ưu tiên hàng đầu.
TP.HCM đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, nên đa số các dự án chưa được bố trí vốn hoặc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.
Trên cơ sở kiến nghị của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, cân đối nguồn vốn đề xuất bố trí kế hoạch vốn đầu tư công cho các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Thứ hai là những vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM cho hay đa số các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đều có pháp lý nhà, đất phức tạp.
Các trường hợp thường gặp như nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, một phần trên đất và một phần trên kênh rạch. Điều này dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài. Nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo kế hoạch.
Từ những vướng mắc trên, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố ưu tiên nguồn vốn để triển khai các dự án của kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2021 – 2025 và các năm sau.
Giao các sở, ngành liên quan và UBND Q.6 xử lý, giải quyết dứt điểm 88 căn nhà chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 2.